Tin tức mới

Tìm hiểu về kỹ thuật chuyền bóng cao tay

Chuyền cao tay là một kỹ thuật bóng chuyền cơ bản, phải nắm vững mới giúp bạn chơi bóng chuyền tốt và được sử dụng nhiều khi luân chuyển bóng. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay thường được sử dụng khi “chuyền 2” đưa bóng đến vị trí thuận lợi nhất để chủ công hoặc trợ lý tung người móc bóng (dứt điểm). Để giúp các bạn nắm rõ chi tiết kỹ thuật này, hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn kỹ thuật chuyền bóng chính diện chuẩn xác được chúng tôi tham khảo lại từ các huấn luyện viên bóng chuyền chuyên nghiệp.

Chuyền bóng cao tay là gì?

điểm tiếp xúc bóng chủ yếu là trên những đầu ngón tay
Điểm tiếp xúc bóng chủ yếu là trên những đầu ngón tay

Chuyền bóng cao tay là kỹ thuật bóng chuyền thường được sử dụng khi quả bóng chuyền có điểm rơi ngang đầu hoặc trước mặt. Với kỹ thuật này, điểm tiếp xúc bóng chủ yếu là trên những đầu ngón tay và vị trí tiếp xúc bóng luôn ở trước mặt vì vậy mắt có thể quan sát được diễn biến xảy ra trên sân và đường bóng đi.

Kỹ thuật chuyền bóng này sử dụng khéo léo của các ngón tay và cổ tay để đường bóng chuyển động với độ chuẩn xác cao. Với người chơi bóng chuyền, chuyền bóng cao tay là cầu nối giữa phòng thủ với tấn công. Và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của đợt tấn công. Ngoài ra, chuyền bóng cao tay cũng là cơ sở để nâng cao các kỹ thuật khác khi chơi bóng chuyền.

Thường được sử dụng khi bóng có điểm rơi ngang đầu và ở trước mặt

Tư thế cơ bản

Đứng 2 chân rộng bằng vai, 2 chân ngang nhau (hoặc chân trước, chân sau). Trọng lượng cơ thể dồn đều giữa 2 chân (hoặc chủ yếu chân trước), gối hơi khuỵu, thân trên thẳng; mặt hơi ngửa, mắt quan sát bóng đồng thời 2 tay đưa lên cao tạo thành hình tay phù hợp để đón bóng.

>>> Đọc thêm tại đây

Động tác

Khi bóng đến, 2 bàn tay tiếp xúc bóng với hình tay như sau: 2 bàn tay xòe rộng. Nhưng không mở căng các ngón tay, các ngón tay hơi khum lại tạo thành hình túi. Hai ngón cái hướng vào nhau để đỡ phía bên dưới bóng. Và tiếp xúc bóng bằng đốt ngón tay thứ 2.

Ngón tay trỏ có nhiệm vụ đỡ bóng ở phía sau và chếch xuống dưới. Là ngón tay chịu sức nặng của bóng nhiều nhất (sức nặng do tốc độ rơi tạo nên) bóng tiếp xúc trên toàn bộ ngón tay; 2 ngón trỏ hướng về phía trán của người chuyền bóng. Ngón giữa tiếp xúc bóng bằng đốt thứ 2, 3 và 1 phần của đốt thứ nhất. Ngón đeo nhẫn tiếp xúc bóng bằng đốt thứ 3 và 1 phần lớn của đốt thứ 2. Ngón út tiếp xúc 2 bên thân bóng bằng phía trong của đốt thứ 3.

Khi bóng đến, các ngón tay tiếp xúc vào nửa dưới và phía sau của bóng, cổ tay hơi ngửa và bẻ vào trong. Tầm tiếp xúc bóng ngang trán hoặc trên trán, cách trán khoảng 15 – 20cm.

Khi tay tiếp xúc bóng, lực chuyền bóng được phối hợp từ lực đạp chân; lực vươn lên cao ra trước của thân người; lực đẩy của tay từ dưới – lên cao – ra trước (với góc 60-65 độ).

Khi tay tiếp xúc bóng, lực chuyền bóng được phối hợp từ lực đạp chân
Khi tay tiếp xúc bóng, lực chuyền bóng được phối hợp từ lực đạp chân

Sau khi bóng rời tay kết thúc giai đoạn chuyền bóng , hai tay tiếp tục vươn theo bóng. Sau đó nhanh chóng trở về tư thế cơ bản

Các lỗi cơ bản khi chuyền bóng cao tay

Khi thực hiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay thì những bạn mới thường mắc phải các lỗi cơ bản đó là:

– Không đứng đúng hướng bóng. Để đón bóng đến và thực hiện chuyền bóng thì bắt buộc người chơi phải biết cách phán đoán đúng đường đi của bóng. Cách đoán đúng hướng bóng nhanh nhạy nhất là trong quá trình tập luyện bạn nên học nhiều động tác di chuyển theo hướng chuyền bóng. Ứng dụng linh hoạt các hướng chuyền bóng trong quá trình tập luyện.

– Tay đưa ra quá sớm. Rất nhiều bạn gặp phải lỗi đưa tay ra sớm. Và tay duỗi thẳng ra rồi mới tiếp xúc vào bóng. Điều này dễ dẫn đến lỗi dính bóng (bóng hai tiếng) và làm giảm lực khi chuyền bóng.

– Sai hình tay. Các ngón tay của bạn dơ xa về phía trước, xảy ra hiện tượng sai khớp. Để khắc phục lỗi này thì bạn nên tập bắt bóng nhồi, tập tung bóng. Và chuyền bóng tại chỗ nhiều hơn trước khi tập kỹ thuật chuyền bóng cao tay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *