Tin tức mới

Phòng thủ trong bóng rổ và cách thực hiện

Bóng rổ nói riêng và các môn thể thao nói chung đều rất chú trọng đến kỹ thuật phòng ngự và chiến thuật phòng thủ trong môn bóng rổ. Phòng ngự hiệu quả chính là chìa khóa giúp các huấn luyện viên nổi tiếng dẫn dắt đội bóng của họ đến những danh hiệu lớn. Phòng thủ trong bóng rổ có nghĩa là các cầu thủ trong đội hình phòng ngự như hậu vệ PG và SG phải ngăn cản đối phương tấn công hoặc bắn. Ngoài ra, các vị trí phòng ngự trong bóng rổ giúp giảm thiểu thời gian bóng của đối phương trên sân.

Kỹ thuật phòng ngự trong bóng rổ là một trong những kỹ thuật mà cầu thủ nào cũng cần phải nắm vững, đặc biệt là các hậu vệ. Để thành thạo các bài phòng thủ trong bóng rổ, bạn cần thực hành các bài tập phòng thủ trong bóng rổ dưới đây.

Nhiệm vụ của các vị trí phòng thủ trong bóng rổ

phòng thủ trong bóng rổ
Phòng thủ trong bóng rổ

Khi thi đấu ở vị trí phòng thủ trong bóng rổ thì cầu thủ đó cần phải biết và hiểu được nhiệm vụ chính của mình và luôn trong tư thế phòng thủ trong bóng rổ.

Nhiệm vụ cơ bản của vị trí phòng thủ gồm:

  • Ngăn cản cầu thủ tấn công đối phương ném rổ
  • Tranh cướp bóng và khởi tạo tấn công
  • Phá vỡ những đường chuyền bóng phối hợp của đối phương
  • Kiểm soát không gian và thời gian trận đấu
  • Chủ động trong trận đấu, buộc đối phương phải thi đấu theo ý mình
  • Bám sát, tạo áp lực tiền đạo đối phương
  • Tạo điều kiện tổ chức tấn công nhanh

Trên đây là những nhiệm vụ cơ bản mà cầu thủ ở vị trí phòng thủ trong bóng rổ cần làm được. Để làm được những nhiệm vụ trên, các bạn tham khảo các cách và chiến thuật phòng thủ bóng rổ hiệu quả dưới đây.

Tư thế thực hiện

Khi đối phương chuẩn bị thực hiện động tác ném rổ, người phòng thủ chủ động giơ một tay lên cao trước mặt người cầm bóng. Việc giơ tay lên nhằm chắn bóng, ngăn không cho đối thủ ném rổ. Tay còn lại dang ngang hơi chếch xuống đề phòng thủ đối thủ giả ném và thực hiện động tác dẫn bóng đột phá.

Trong tình huống đối phương di chuyển sang ngang thì người phòng thủ trượt ngang, hai tay dang hơi chếch xuống dưới. Cần cố dang tay sang ngang hết mức có thể để bao chiếm được khoảng diện tích ngang lớn nhất.

Những cách phòng thủ

Kèm người không có bóng

Ngoài việc kém đối thủ cầm bóng thì các cầu thủ còn phải thực hiện việc di chuyển để kèm người không bóng. Người phòng thủ luôn cố gắng duy trì khoảng cách giữa người tấn công không có bóng để sẵn sàng áp sát khi đối thủ nhận bóng.

Kèm người có bóng

Kèm người có bóng
Kèm người có bóng

Trong trường hợp kém người có bóng, ở vị trí càng gần rổ thì càng kèm chặt. Chủ động hạn chế đối thủ thực hiện việc chuyền bóng, dẫn bóng hoặc ném rổ. Quan sát đối thủ và nắm bắt sở trường đối phương để giữ khoảng cách và sử dụng động tác phòng thủ thích hợp.

Phòng thủ khi đối phương dẫn bóng

Hai chân đứng song song, 2 tay dang ngang hơi chếch xuống. Dùng các bước di chuyển như trượt ngang, tiến, lùi để chặn và theo kèm, ngăn chặn đường dẫn bóng vào rổ. Buộc đối thủ phải dẫn bóng ra sát biên và di chuyển ra xa khu vực bảng rổ.

Phòng thủ khi đối phương ném rổ

Đứng một chân trước, chân sau, tay cùng bên với chân trước giơ lên cao để chắn đối phương ném rổ. Tay còn lại dang ngang để đề phòng đối phương qua người. Khoảng cách phòng thủ từ người kèm so với người tấn công thường từ 1 đến 2 bước.

Phòng thủ khi đối phương đột phá

Đứng chân trước chân sau, 2 tay dang ngang hơi chếch xuống, trọng tâm hạ thấp, gối khuỵu nhiều. Luôn quan sát theo dõi đối phương có bóng. Phán đoán ý đồ của đối phương. Khi đối phương bắt đấu thực hiện dẫn bóng qua người thì dùng bước trượt về phía trước hoặc ngang để phòng thủ.

>>> Đọc thêm tin tức tại đây

Những sai lầm và cách khắc phục

– Động tác phòng thủ không phù hợp với hướng di chuyển của người tấn công.

Cách sửa: Tập thành thạo các bước trượt ngang, tiến, lùi, sau đó phối hợp phòng thủ.

– Tốc độ di chuyển chậm và động tác phòng thủ chưa chính xác.

Cách sửa: Di chuyển thân các hướng theo chân. Phối hợp giữa tay chân và thân. Di chuyển ngang, tay cùng bên với chân di chuyển luôn dang ngang. Di chuyển trước sau, tay cùng bên với chân trước luôn đưa ra phía trước mặt.

– Khi phòng thủ bị mất thăng bằng.

Cách sửa: Khi di chuyển, luôn hạ thấp trọng tâm, thân người phòng thủ phải thấp và giữ thăng bằng. Khi chưa xác định được hướng tấn công của đối phương; không nên di chuyển trước.

– Phòng thủ kém linh hoạt và thiếu chủ động.

Cách sửa: Thường xuyên phải tập luyện cùng người tấn công để làm quen. Rèn phản xạ nhanh với những thay đổi tình huống trong thi đấu. Nắm được đặc điểm, sở trường của đối phương để chủ động phòng thủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *